Những mật khẩu "mong manh" nhất thế giới không nên sử dụng
Chưa đầy một giây, tin tặc có thể tìm ra 1 trong số 10 mật khẩu phổ biến nhất thế giới và đăng nhập vào tài khoản trên mạng Internet của nạn nhân.
Mật khẩu giúp bảo vệ tài khoản trực tuyến nhưng nhiều người dùng đang hờ hững với việc bảo mật thông tin quan trọng này.
Theo danh sách những mật khẩu phổ biến nhất trên Internet hiện nay do công ty bảo mật NordPass công bố, có tới 83% trong số 20 mã bảo vệ nằm trong danh sách này có thể bị tìm ra trong khoảng thời gian chưa đến một giây. Danh sách này được biên soạn với sự hợp tác của NordPass và các chuyên gia bảo mật độc lập chuyên nghiên cứu về sự cố an ninh mạng, xây dựng trên khối dữ liệu lên tới 3 TB và trải dài ở 30 quốc gia toàn cầu, trong đó có Mỹ.
Tại quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ, mật khẩu phổ biến nhất là "guest" và có hơn 127.000 người sử dụng từ đơn này để làm "chốt chặn" bảo vệ tài khoản trực tuyến của mình.
Dù sao, đây vẫn là mật khẩu khó đoán nhất trong danh sách Top 10 khi hệ thống dò mã cần tới gần 10 giây để tìm ra đáp án. Trong khi đó, 9 mật khẩu thuộc loại phổ biến còn lại thì hết sức "mong manh" và tất cả đều bị phá chỉ trong chưa đầy một giây.
Như vậy, ngoài "guest", người dùng không nên sử dụng một trong số 9 mật khẩu được nêu ra gồm 1234, 12345, 123456, 12345678, 123456789, password, Password1, acb123, a1b2c3…
Đây đều là những chuỗi ký tự rất dễ đoán, đơn giản và thậm chí không cần tới công cụ nào, một người dùng bình thường cũng có xu hướng gõ thử các mật khẩu trên trong những lần thử đầu tiên khi đăng nhập vào tài khoản lạ.
Để tăng cường khả năng bảo vệ tài khoản và thông tin trực tuyến, các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên đặt mật khẩu dài và phức tạp. Một mật khẩu "đạt chuẩn" về bảo mật và an toàn thông tin thường chứa ít nhất 12 ký tự, có sự kết hợp giữa chữ hoa, chữ thường, số, ký tự đặc biệt (sắp xếp theo nghĩa nhất định hoặc ngẫu nhiên), không sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau, thường xuyên kiểm tra và sớm xử lý những tài khoản không còn sử dụng để tránh nguy cơ bị xâm nhập.
Người dùng cũng được khuyên sử dụng phần mềm quản lý mật khẩu để lưu giữ và tạo ra các chuỗi ký tự phức tạp làm tăng độ khó trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những công cụ dò tìm mã khóa tinh vi hơn, thậm chí ứng dụng cả trí tuệ nhân tạo (AI) để tấn công tài khoản.
-
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2024
Thứ hai, 22/04/2024 Đã xem: 173
-
Số hóa di sản: Kết nối quá khứ với hiện tại
Thứ ba, 16/04/2024 Đã xem: 75
-
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Tạo hành lang thông thoáng cho giao dịch số
Thứ ba, 19/03/2024 Đã xem: 60
-
Tham gia cuộc thi "Tìm hiểu trực tuyến về kỹ năng số và ứng dụng định danh điện tử"
Thứ tư, 20/12/2023 Đã xem: 73
-
Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ
Thứ sáu, 14/07/2023 Đã xem: 131
Dữ liệu đang được cập nhật
-
Số:
4253/TCT-CS
Ban hành: 20/09/2017
-
Số:
37/2017/TT-BTC
Ban hành: 27/04/2017
-
Số:
438/QĐ-TCT
Ban hành: 05/04/2017
-
Số:
434/QĐ-UBND
Ban hành: 03/03/2017
-
Số:
15/KH-UBND
Ban hành: 08/02/2017
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
- Truy cập: 576343
- Trực tuyến: 1
- Hôm nay: 21